Blog

6 CÁCH PHA CÀ PHÊ PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI

cac cach pha ca phe

Mỗi cách pha cà phê mang một hương vị đặc trưng riêng, quyết định độ ngon của một ly cà phê. Cùng Xưởng Cà Phê tìm hiểu 6 cách pha cà phê phổ biến nhất để lựa chọn được hương vị cà phê đúng gu nhé!

6 CÁCH PHA CÀ PHÊ PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI

Cà phê không chỉ là trải nghiệm của bản thân mà còn kết tinh văn hoá của thế giới. Để có một ly cà phê ngon cần nhiều yếu tố như loại cà phê yêu thích, thiết bị pha, vài phút rảnh rỗi và cả một tâm trạng tốt. Cách pha cà phê cũng chính là yếu tố quyết định một phần đến hương vị và độ thơm ngon.

1. Cà phê pha phin 

Phin cà phê xuất hiện từ thế kỷ XIX khi hạt giống cà phê đầu tiên được người Pháp du nhập vào Việt Nam. Hình ảnh ly cà phê phin đã gắn liền với chiều dài lịch sử, trở thành thương hiệu, một nét văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.

Cách pha cà phê phin vô cùng đơn giản: cho bột cà phê vào phin, dùng nắp gài nén nhẹ, đổ nước sôi, đậy nắp phin đợi vài phút cho quá trình chiết xuất diễn ra. Cà phê được chiết xuất sẽ chảy xuống ly chứa đặt bên dưới phin. Chỉ cần đợi đến khi dòng chảy ngừng nhỏ giọt là có thể thưởng thức.

Với phương pháp pha này ta có thể tuỳ chỉnh hương vị theo sở thích. Chỉ cần thay đổi thao tác nhỏ như lực nén, lượng nước đã dễ dàng có được hương vị mong muốn.

Các dòng sản phẩm Xưởng Gu Việt, Xưởng Đặc Biệt, Xưởng Hiện ĐạiXưởng Cao Cấp áp dụng cách pha Phin tuy đơn giản nhưng đậm vị, được các tín đồ sành cà phê đánh giá cao. Không chỉ dừng ở vị ngon mà còn giữ được trọn vẹn đặc tính thượng hạng của Cà Phê Tươi.

2. Cà phê pha máy (Espresso)

Cà phê pha máy hay còn gọi là cà phê Espresso là loại thức uống có nguồn gốc từ Ý. Từ Espresso – nghĩa là “được ép ra”- chỉ một loại cà phê được tạo ra từ phương pháp ép.

Espresso sử dụng loại cà phê được xay mịn, để tăng diện tích tiếp xúc của bột cà phê với nước nóng. Sử dụng máy pha cà phê chuyên dụng cho hơi nước đi qua cà phê với áp suất  9 – 10 bars.  Vì cà phê được xay mịn, chiết xuất dưới áp suất nước cao nên Espresso có hương vị rất đậm. Toàn bộ quá trình diễn ra từ 22 đến 30 giây và tạo ra một ly cà phê đen nguyên chất với những hương vị và sắc thái được chiết xuất tốt nhất.

Để tạo ra được Espresso đúng chuẩn, yêu cầu phải là Cà Phê Tươi Rang Xay Nguyên Chất 100%, rang mộc, không tẩm bất kỳ tạp chất nào. Bên cạnh đó, nước dùng để pha Espresso phải là nước tinh khiết. Ly cà phê Espresso từ các dòng Xưởng Đặc Biệt, Xưởng Hiện Đại, Xưởng Cao Cấp nổi bật bởi lớp bọt (crema), có mùi thơm cà phê đặc trưng, vị cân bằng giữa chua, ngọt và đắng.

3. Moka Pot

Ấm Moka là một dụng cụ pha cà phê dựa trên áp suất được phát minh vào năm 1933. Nó là tác phẩm của các nhà phát minh người Ý là Luigi De Ponti và Alfonso Bialetti.

Moka Pot được mệnh danh là “máy pha cà phê tại gia” bởi thiết kế đơn giản, dễ sử dụng. Mặc dù hương vị vẫn còn khiêm tốn khi đứng cạnh một ly Espresso thực thụ nhưng đối với yêu cầu dành cho một công cụ nhà bếp thì Moka Pot chính là sự lựa chọn tuyệt vời.

Ấm moka có cấu tạo gồm 3 phần gắn liền với nhau. Phía dưới là một cái bình nhỏ chứa nước, ở giữa là một cái lọc bằng nhôm đồng thời là chỗ nén cà phê và phía trên cùng là nơi chứa thành phẩm. Moka Pot hoạt động trên nguyên lý thẩm thấu ngược Phần nước trong ấm được đun sôi, bốc hơi và hình thành áp suất đủ lớn để đưa nước qua cà phê chảy ngược lên bình chứa phía trên. Và toàn quá trình trên luôn duy trì ở nhiệt độ sôi.

Moka Pot có sự chiết xuất khá cao so với phương pháp lọc thông thường. Tuy nhiên áp suất vẫn tương đối thấp (từ 1 đến 2 bar) so với máy pha cà phê Espresso chuyên dụng. Các dòng Xưởng Đặc Biệt, Xưởng Hiện Đại, Xưởng Cao Cấp áp dụng cách pha chế bằng ấm Moka mang đến kết cấu cân bằng (medium body), đậm vị và hương rất thơm.

4. Cold Brew

Cà phê Cold Brew hay cà phê lạnh là một thức uống độc đáo với phương pháp pha chế khác biệt hoàn toàn với những loại cà phê khác. Hiện nay không có ghi chép nào về nguồn gốc chính xác của loại cà phê này, nhưng cột mốc đầu tiên được ghi nhận là ở Kyoto – Nhật Bản.

Cách pha cà phê Cold Brew sử dụng nước lạnh để chiết xuất cà phê. Bột cà phê được để trong bộ lọc dày và ủ lạnh trong vòng 8 – 24 tiếng. Quá trình này sẽ hạn chế các axit chi phối hương vị, giảm tỷ lệ chiết suất của cà phê.

Cà phê dòng Xưởng Thượng Hạng khi pha Cold Brew sẽ có hương vị nhẹ nhàng, ít đắng hơn. Tuy nhiên không có mùi thơm đặc trưng, ít đậm đà hơn cà phê được chiết xuất bằng nước nóng.

So với các cách pha thông thường, cà phê ủ lạnh mang đến một nét mới lạ, mang tính “xu hướng” của ngành công nghiệp cà phê hiện đại.

5. French Press

French Press là dụng cụ pha cà phê thủ công kiểu Pháp, phổ biến ở Mỹ và châu Âu. Không ai chắc chắn về nguồn gốc của nó nhưng có khả năng French Press là một trong những dụng cụ pha có bộ lọc lâu đời nhất.

Ngày nay, French Press được làm bằng những chất liệu khác nhau như nhựa cứng hoặc thuỷ tinh. Nó có nắp đậy được gắn với một bộ lọc bằng thép không gỉ hoặc lưới nylon mịn. Với cấu kiện đơn giản, nhỏ gọn, không ngại hỏng hóc nên nó khá được ưa chuộng cho việc thưởng thức cà phê tại gia.

Nguyên tắc pha chế khá giống với cách pha cà phê phin Việt Nam. Cà phê sẽ được ngâm ủ trong nước nóng trong khoảng thời gian nhất định. Sau đó tạo một lực ép lên màng lọc để bột cà phê được chiết xuất. Cà phê sẽ thăng hoa trọn vẹn hương vị trong 4 – 5 phút hòa quyện cùng nước. Những loại cà phê “khó chiều” với cấu trúc vị phức tạp nhất cũng bị nước lôi cuốn ra cho một trải nghiệm hương vị phong phú.

Phương pháp French Press đặc biệt sử dụng cà phê xay thô, to. Vì có khả năng bột mịn có thể bị thấm hoặc tràn ra khỏi bộ lọc, lẫn vào trong cà phê. Hơn nữa, bột mịn sẽ dễ bị chiết xuất quá mức khiến cà phê có vị đắng.

6. Drip (Pour Over)

Pour Over – nghĩa là rót nước nóng (pour) qua bộ lọc (filters) chứa cà phê. Nguyên tắc hoạt động là để nước nóng đi qua bột cà phê và mang chiết xuất đi xuống bình chứa, bã cà phê được giữ lại trên bộ lọc.

Một số bộ lọc phổ biến thường đi kèm với giấy lọc như Chemex, Melitta,… hoặc đơn giản chỉ là túi vải, hay phễu làm bằng lưới thép (Kone). Tuỳ thuộc vào bộ lọc mà cách pha sẽ có sự điều chỉnh đôi chút ở kích cỡ cà phê xay, tỷ lệ nước…

Cách pha cà phê Pour Over sử dụng cà phê xay vừa phải là tốt nhất. Hạt có thể nhỏ hơn cỡ sử dụng cho French Press nhưng to hơn khi pha Espresso. Nếu cà phê quá thô nước sẽ không kịp chiết xuất cà phê. Ngược lại nếu xay quá mịn cà phê bị chiết xuất quá mức sẽ đắng chát hoặc tệ hơn là bị tắc nghẽn.

Nếu bạn mong muốn được kiểm soát tất cả yếu tố từ độ rang, độ nhuyễn của hạt, thời gian chiết xuất và nhiệt độ nước thì các dòng Xưởng Hiện Đại, Xưởng Cao Cấp, Xưởng Thượng Hạng khi pha Pour Over sẽ tạo điều kiện cho ta thưởng thức hương vị cà phê có thể theo phong cách riêng.

Các sản phẩm Cà Phê Tươi Rang Xay Nguyên Chất 100% từ Xưởng Cà Phê có các kích cỡ xay thô/vừa/mịn phù hợp với mọi cách pha. Cam kết mang đến bạn trải nghiệm về cà phê tốt nhất.

Gọi ngay: 0792 88 24 84

7 Comments

  • Minh Thư

    Bình luận 23 Tháng chín, 202218:58

    Good!

  • Nguyễn Minh

    Bình luận 23 Tháng chín, 202220:33

    Rất hay và bổ ích!

  • Bao Chau

    Bình luận 23 Tháng chín, 202221:05

    có nhiều cách pha lạ ghê

  • HUY

    Bình luận 23 Tháng chín, 202221:19

    Tuyệt👍👍👍

  • Ngọc Anh

    Bình luận 24 Tháng chín, 202209:51

    ❤️❤️❤️

  • Loan

    Bình luận 24 Tháng chín, 202210:03

    Đủ thông tin

  • Han🥰

    Bình luận 24 Tháng chín, 202210:10

    Đã xem ạ❤️

Post a Comment